Tại sao chất chống oxy hóa lại tốt cho chúng ta?
Khi chúng ta ăn, cơ thể phải chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Kết quả là quá trình này sản sinh ra các phụ phẩm gọi là gốc tự do. Những chất hóa học này khá độc hại và có thể gây tổn thương cho cơ thể thông qua quá trình gọi là oxy hóa. Về mặt lí thuyết, các gốc tự do này chính là tác nhân gây lão hóa.
Nhưng đừng lo, chúng ta có thể chống lại các gốc tự do này bằng cách hấp thụ các chất chống oxy hóa và có một cách đơn giản đó là uống trà mỗi ngày
Trong những thí nghiệm lâm sàng được công bố bởi Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc uống trà mỗi ngày có thể mang đến những tác dụng tích cực cho sức khỏe. Những giả thuyết đó đến từ việc trà xanh chứa hàm lượng cao các chất flavonoid, chất chống oxy hóa có khả năng dọn dẹp bọn gốc tự do tai hại kia.
Trà được chứng minh là kích hoạt enzym giải độc bên trong cơ thể ngăn ngừa sự phát triển của khối u, và có sự liên hệ giữa việc phòng chống ung thư với việc uống trà.
Theo một nghiên cứu đang được thực hiện trên phụ nữ bị ung thư vú đã cho thấy hoạt chất polyphenol trong trà xanh có thể làm giảm các loại protein gây sự tăng trưởng tế bào khối u.
Tiến sĩ Katherine Crew, nghiên cứu sinh về y học và dịch tễ tại Đại học Columbia, cũng thực hiện một nghiên cứu ở nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt và thấy rằng những người uống trà xanh có kháng nguyên tuyến tiền liệt thấp hơn đáng kể, điều đó liên quan đến việc sự phát triển các khối u tuyến tiền liệt.
Theo một nghiên cứu từ Khoa Tâm thần đại học Basel Thụy Sĩ, nhấm nháp ly trà giúp tăng cường trí nhớ. Cho đến năm ngoái, tác dụng của trà lên nhận thức vẫn chỉ là suy đoán nhưng với những bước tiến trong công nghệ chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI), tiến sĩ Stefan Borgwardt thấy các kết nối tăng lên trong vỏ não sau khi uống trà. Cụ thể, những người uống trà cho thấy lượng kết nối tăng lên ở những phần trọng yếu trọng não có liên quan đến trí nhớ.
Nghiên cứu sử dụng những tình nguyên viên nam khỏe mạnh, đưa cho họ một loại thức uống có chiết xuất trà và nhận thấy không những kết nối giữa các bộ phận trong não được tăng lên mà còn cải thiện hiệu suất khi làm các bài kiểm tra trí nhớ.
4. Giảm stress
Tôi có một người bạn dùng thường xuyên l-theanine, một loại amino axit hầu như chỉ tìm thấy trong trà. Anh ta mắc chứng lo âu mãn tính nhẹ dẫn đến nhiều tình huống nổi nóng. Tôi thì không muốn thử những tình huống chút đó chút nào. Tôi chỉ muốn nói rằng trà xanh có l-theanine và l-theanine có thể giúp bạn thư giãn và giảm lo âu.
Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí “Xu hướng về Khoa học và Công nghệ thực phẩm” bởi nhóm của tiến sĩ Juneja đã chỉ ra l-theanine hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh làm tăng sóng alpha trong não. Sóng alpha được xem như một dấu hiệu của sự thư giãn. Những tình nguyện viên được bổ sung 50-200mg l-theanine và nhận thấy sóng alpha tăng lên mà không gây buồn ngủ.
Trà tốt cho tim mạch Tôi không phải là bác sĩ nhưng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trà xanh có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim.
Theo Havard Heart Letter, người Nhật Bản uống năm cốc trà mỗi ngày có tỉ lệ đau tim thấp hơn 26%.
Trong một nghiên cứu khác, Trường Y Dược Athens đã yêu cầu 14 tình nguyện viên uống trà xanh và nước ấm có cafein. Bằng cách đo huyết áp và siêu âm để kiểm tra xem mạch có giãn nở ra hay không, các bác sĩ đã nhận thấy rằng những người uống trà xanh có mạch giãn ra đáng kể, nghĩa là giúp giảm các nguy cơ về tim mạch như xơ vữa động mạnh.
“Trà có tính sinh nhiệt và thúc đẩy quá trình oxy hóa do có chứa cafein”. Đó là điều tiến sĩ Abdul G. Dulloo, tác giả của một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dinh Dưỡng Lâm Sàn Hoa Kì nói với WebMD.
Sinh nhiệt là hiện tượng đốt cháy năng lượng trong cơ thể khi đang ăn uống, chắc bạn có thấy những lúc có người ăn xong toát hết cả mồ hôi.
Cà phê giúp đốt cháy chất béo và tăng sự trao đổi chất nhưng tác dụng đó của trà xanh còn nhiều hơn.
Một phần khác trong tạp chí “Tiến Bộ Trong Dinh Dưỡng” đề cập một số nghiên cứu đã chứng minh trà xanh có thể cải thiện việc đốt cháy chất béo như thế nào.
Những nghiên cứu đó vẫn còn hạn chế về việc chỉ ra các lợi ích của trà xanh đối với sức khỏe nhưng nếu nó có tác dụng đốt cháy chất béo thì sao lại không thử chứ.
Chúng ta đã biết trà có nhiều chất chống oxy hóa, nó tốt cho cả tim mạch, não bộ và chống ung thư, giờ nó còn giúp đốt chất béo dư thừa thì sao chúng ta lại không tích cực uống cơ chứ?
Khi bạn bị bệnh, bác sĩ cho bạn uống kháng sinh. Tất cả chúng ta đều như vậy, nhưng uống kháng sinh được kê đó có phải là phương pháp tốt? Một phương thuốc tự nhiên thì sao? Tôi không nói trà xanh sẽ chữa khỏi khi bạn nhiễm bệnh (có thể là không), nhưng chắc nó cũng chẳng tốn gì mà không thử.
Trà xanh chứa các chất chống oxy hóa khác gọi là catechin. Theo một nghiên cứu được công bố trên tập san “Công Nghệ Thực Phẩm”, các catechin này, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG) and epicatechin gallate (ECG), có thể ngăn cản sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn. Những catechin này gắn kết với nhau thành lớp màng bao quanh vi khuẩn. Bằng cách chui vào lớp ngoài của vi khuẩn, EGCG và ECG ngăn vi khuẩn phát huy tác hại gây bệnh.
Tình trạng cholesterol cao khá phổ biến, 73.5 triệu người lớn có nồng độ LDL cholesterol cao điều mà tôi đã đề cập ở bài viết về dầu dừa. Rõ ràng là mọi người đang tìm các giải pháp để giảm lượng cholesterol “xấu”. Trà xanh giúp chúng ta kiểm soát được điều đó.
trà xanh làm sạch và tốt cho răng miệng cùng hơi thở thơm tho
Tất cả chúng ta đều thích ăn uống phải không? Chứ nếu không thì chúng ta đọc những kiến thức về dinh dưỡng thực phẩm ở trang khoemanh.vn này làm gì ?
Tôi cũng thích ăn uống. Vấn đề là khi ăn, chúng ta đưa vào miệng nhiều thứ như vi khuẩn, có thể gây sâu răng. Và khi chúng ta ăn đồ ngọt, khả năng bị sâu răng lại càng tăng vì nhiều vi khuẩn sử dụng đường để sinh sôi.
Thế đó, sâu răng rõ ràng là buồn rồi nhưng trà xanh làm thế nào có thể giúp môi trường răng miệng sạch sẽ khỏe mạnh ?
Đây là một bản tóm tắt nhanh các tác dụng của trà xanh được liệt kê bởi trang besthealthmag.ca:
Hôi miệng – vi khuẩn và vi sinh vật làm hơi thở của chúng ta có mùi, đặc tính chống vi khuẩn của trà xanh sẽ giúp hơi thở của bạn trở lại tự nhiên.
Ung thư miệng – trà xanh không chỉ giúp ngừa ung thư vú và tuyến tiền liệt như đã đề cập ở trên, nó cũng giúp làm chậm sự tiến triển của ung thư miệng.
Mòn răng – một nghiên cứu trên một tạp chí về nha chu học chỉ ra rằng trà xanh có thể giảm đáng kể việc mất men răng.
Nướu – những chất chống oxy hóa của trà xanh có tác dụng chống viêm. Vậy nên chúng có thể giúp trong việc kiểm soát các bệnh về nướu.
Sâu răng – trà xanh ngừa khuẩn như đã đề cập bên trên. Nó giúp giảm lượng vi khuẩn và axit trong miệng.
Trà xanh hỗ trợ sức khỏe dạ dày
Những vấn đề liên quan đến dạ dày khá phổ biến: đau dạ dày, đau bao tử, loét dạ dày, viêm ruột hay ợ chua…
Theo Medscape đăng vào năm 2012 rằng có 20% người bị viêm loét đại tràng và viêm đường ruột. Và theo bệnh viện Florida, có hơn 40% người Mỹ ợ chua ít nhất 1 lần/1 tháng.
Tác dụng chống viêm của Uống trà được đề cập ở trên có thể giúp ngăn các vấn đề khó chịu trên. Một nghiên cứu ở Đại học Cincinnati đã nhận thấy EGCG trong trà xanh có lợi cho những người bị viêm đại tràng và đường ruột. Chưa kể những đặc tính chống ung thư còn có tác dụng với ung thư đại tràng.
Như đã đề cập, trong Trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong khi tác nhân chính gây ra lão hóa là sự oxy hóa bởi các gốc tự do. Theo San Francisco Gate, một nghiên cứu từ Đại học Campbell đã phát hiện rằng những người Nhật biết trà đạo có tuổi thọ cao hơn.
Không chỉ vậy, tác dụng chống viêm và đốt chất béo thừa đã đề cập phía trên giúp sức khỏe tốt hơn đồng thời nâng cao tuổi thọ.
Các gốc tự do cũng ảnh hưởng lên làn da của chúng ta, và các chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp ức chế các gốc tự do phá vỡ collagen, loại protein trong da giúp chúng ta trông tươi trẻ.
Mình rút được kinh nghiệm cần lưu ý là không nên uống trà xanh vào buổi sáng khi chưa ăn gì (nhưng uống nước buổi sáng lúc đói thì lại rất tốt!) sẽ khiến kích ứng niêm mạc dạ dày tăng axit chua có thể gây táo bón, buồn nôn. Thêm nữa là chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị khiến bạn cảm thấy cồn cào, nôn nao trong người. Để khắc phục lúc này chỉ cần thêm chút cream hoặc sữa.
+ Trà nóng tốt hơn trà lạnh vì có thể gây đình trệ khí, không tốt cho phế phổi. Vì vậy đi mấy tiệm ăn thà kêu nước suối còn hơn uống trà đá (nếu họ không có trà nóng).
+Tránh dùng trà để uống thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
+Tránh uống trà đã để lâu vì một số vitamin trong trà sẽ bị phân hủy ảnh hưởng không tốt.
+ Đừng uống trà ngay sau khi ăn mà nên chờ 30 phút sẽ có lợi cho sức khỏe.
Phụ nữ có thai không nên uống nhiều, chỉ 1 tách/ngày là đủ.
Một lưu ý đặc biệt nữa là nên sử dụng các sản phẩm Trà Sạch, để lợi ích của việc uống trà đạt hiệu quả tối đa.
Nguồn tin: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc