An toàn bảo mật cho máy chủ Web Server

Thứ sáu - 29/06/2018 22:13 1.448 0
Các máy chủ Web (Webserver) luôn là những vùng đất màu mỡ cho các hacker tìm kiếm các thông tin giá trị hay gây rối vì một mục đích nào đó. Hiểm hoạ có thể là bất cứ cái gì từ kiểu tấn công từ chối dịch vụ, quảng cáo các website có nội dung không lành mạnh, xoá, thay đổi nội dung các file hay phần mềm chứa mã nguy hiểm. Bài viết dưới đây được trình bày như những lời khuyên cho việc đảm bảo an toàn cho các máy chủ Web.
Bảo mật Web Server
Bảo mật Web Server
  • Đặt các Webserver của bạn trong vùng DMZ. Thiết lập firewall của bạn không cho các kết nối tới Webserver trên toàn bộ các cổng, ngoại trừ cổng 80 (http), cổng 443 (https) và các cổng dịch vụ mà bạn sử dụng.
  • Loại bỏ toàn bộ các dịch vụ không cần thiết khỏi Webserver của bạn ngay cả dịch vụ truyền tệp FTP (chỉ giữ lại nếu thật cần thiết). Mỗi dịch vụ không cần thiết sẽ bị lợi dụng để tấn công hệ thống nếu không có chế độ bảo mật tốt.
  • Không cho phép quản trị hệ thống từ xa, trừ khi nó được đăng nhập theo kiểu mật khẩu chỉ sử dụng một lần hay đường kết nối đã được mã hoá.
  • Giới hạn số người có quyền quản trị hay truy cập mức tối cao (root).
  • Tạo các log file theo dõi hoạt động của người sử dụng và duy trì các log file này trong môi trường được mã hoá.
  • Hệ thống điều khiển log file thông thường được sử dụng cho bất kỳ hoạt động nào. Cài đặt các bẫy macro  để xem các tấn công vào máy chủ. Tạo các macro chạy liên tục hoặc ít ra có thể kiểm tra tính nguyên vẹn của file passwd và các file hệ thống khác. Khi các macro kiểm tra một sự thay đổi, chúng nên gửi một email tới nhà quản lý hệ thống.
  • Loại bỏ toàn bộ các file không cần thiết khỏi thư mục chứa các file kịch bản thi hành: /cgi-bin.
  • Đăng ký và cập nhật định kỳ các bản sửa lỗi mới nhất về an toàn, bảo mật từ các nhà cung cấp.
  • Nếu hệ thống phải được quản trị từ xa, đòi hỏi một cơ chế bảo mật như bảo mật shell, được sử dụng để tạo ra một kết nối bảo mật. Không sử dụng telnet hay ftp với user là anynomous (đòi hỏi một usernam và password cho việc truy cập) từ bất cứ site không được chứng thực nào. Tốt hơn, hãy giới hạn số kết nối trong các hệ thống bảo mật và các hệ thống bên trong mạng Intranet của bạn.
  • Chạy webserver trong các thư mục đã được đặt quyền truy cập và quyền sử dụng, vì vậy chỉ có người quản trị mới có thể truy cập hệ thống thực
  • Chạy server FTP theo chế độ anonymous (nếu hệ thống cần) trong một thư mục được đặt quyền truy cập, khác với thư mục được sử dụng bởi webserver.
  • Thực hiện toàn bộ việc cập nhật từ mạng Intranet. Duy trì trang web ban đầu trên mỗi server trên hệ thống mạng Intranet và tạo các thay đổi và cập nhật ở đây; sau đó mới đẩy các cập nhật này lên website qua một kết nối SSL. Nếu thực hiện điều này hàng giờ, có thể tránh khả năng server treo một thời gian dài.
  • Quét Webserver theo định kỳ với các công cụ như ISS hay nmap để tìm kiếm lỗ hổng bảo mật.
  • Trang bị phần mềm phát hiện truy nhập trái phép tới các máy chủ, đặt phần mềm này cảnh báo các hành động nguy hiểm và bắt các session của chúng lại để xem.. Thông tin này có thể giúp bạn lấy được thông tin về cách thức phá hoại mạng, cũng như mức độ bảo mật trong hệ thống của bạn.
Tuân thủ các quy tắc nhất định nêu trên sẽ giúp cho Webserver được bảo vệ tốt hơn và người quản trị mạng không còn chịu nỗi đau đầu, lo lắng về vấn đề an toàn máy chủ web và an toàn thông tin cho toàn bộ hệ thống

Nguồn tin: Sưu tầm

 Tags: webserver

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Agribank Free chuyển tiền
Agribank 30 Năm
Email nội bộ
Huế kinh đô xua, trải nghiệm mới
Festival Huế 2010
Thăm dò ý kiến

Bạn có hài lòng với bộ phận hỗ trợ không

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay113
  • Tháng hiện tại12,387
  • Tổng lượt truy cập2,800,329
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây