Lượng mã độc hoành hành và bị chặn đứng tại Việt Nam khủng nhất Đông Nam Á

Chủ nhật - 28/04/2019 01:09 873 0
(Dân việt) Hơn 500 triệu mối đe dọa các loại đã được Kaspersky Lab ngăn chặn ở Việt Nam trong năm 2018.
Mã độc
Mã độc

Kaspersky Lab cho biết, trong năm 2018, họ đã ngăn chặn hơn 100 triệu mối đe dọa trực tuyến (web threats) và hơn 400 triệu mối đe dọa ngoại tuyến (local threats) tại Việt Nam. Đây là một trong những phát hiện quan trọng nằm trong Kaspersky Security Bulletin của Kaspersky Security Network (KSN) năm 2018.

Tại Việt Nam, Kaspersky Lab đã phát hiện được 110.004.727 trường hợp nhiễm mã độc qua internet, tương ứng với 39,20% người dùng bị tấn công vào năm 2018. Số lượng nhiễm mã độc trực tuyến đã tăng 63,16%, từ 67.422.696 trường hợp vào năm 2017.

 
Mã độc tại Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á trong năm 2018. (Ảnh minh họa)
© danviet.vn Mã độc tại Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á trong năm 2018. (Ảnh minh họa)

Đối với mã độc ngoại tuyến, Kaspersky Lab đã phát hiện ra 415.592.714 trường hợp, tương ứng với 75,10% người dùng bị ảnh hưởng trong năm 2018. Báo cáo cũng chỉ ra rằng phần lớn các trường hợp đe dọa ngoại tuyến đều liên quan đến DangerousObject, Risktool, NetTool và Adware - là các nhân tố độc hại nằm trong top 5 các mối đe dọa trực tuyến tại Việt Nam.

Với hơn 100 triệu trường hợp nhiễm mã độc trực tuyến và hơn 400 triệu trường hợp nhiễm mã độc ngoại tuyến được ngăn chặn bởi Kaspersky Lab, Việt Nam là quốc gia có số lượng mối đe dọa trực tuyến và ngoại tuyến đứng đầu Đông Nam Á.

 
Mạng internet là con dao hai lưỡi. (Ảnh minh họa)
© danviet.vn Mạng internet là con dao hai lưỡi. (Ảnh minh họa)

Ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc Kaspersky Lab khu vực Đông Nam Á cho biết: “Rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam phải đối mặt với các mối đe dọa mạng trong năm vừa qua, mà nguyên nhân đến từ hạn chế trong ý thức về phòng chống an ninh mạng. Chính vì vậy, người dùng cần đề cao cảnh giác khi truy cập trang web, chia sẻ các tệp tin hoặc tiết lộ thông tin cá nhân qua các trang mạng xã hội.”

“Internet có thể được xem là con dao hai lưỡi, vừa không thể thiếu trong cuộc sống, lại vừa là căn nguyên của nhiều rủi ro. Khi người dùng càng tận dụng được lợi ích mà internet mang lại thì càng cần quan tâm đến các nguy hiểm và rủi ro đang hiện hữu”, ông Yeo nói.

 
 
 

Dữ liệu từ KSN cũng chỉ ra rằng, các mối đe dọa trực tuyến ở những quốc gia Đông Nam Á đều có xu hướng tăng trong năm 2018. Có đến 268.786.532 mối đe dọa trực tuyến và 739.455.417 mối đe dọa ngoại tuyến đã được Kaspersky Lab ngăn chặn năm 2018, tương ứng với mức tăng 120% và 3,8% so với năm 2017.

Singapore là quốc gia có mối đe dọa trực tuyến và ngoại tuyến thấp nhất khu vực, với 4.610.966 trường hợp (trực tuyến) và 6.751.727 trường hợp (ngoại tuyến). Tuy nhiên, số lượng hosting độc hại được phát hiện tại Singapore là nhiều nhất Đông Nam Á trong năm 2018, với 29.360.433 trường hợp.

Để đảm bảo an toàn trước các mối đe dọa trực tuyến, Kaspersky Lab khuyên người dùng nên thực hiện một số cách sau:

- Kiểm tra cẩn thận các liên kết trước khi truy cập vào một trang web, đặc biệt là lỗi chính tả hoặc những nội dung bất thường trong link, ngay cả khi đây là trang web được truy cập thường xuyên.

- Chỉ nhập tên người dùng và mật khẩu qua những kết nối an toàn. Tránh đăng nhập vào ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ tài chính thông qua mạng Wi-Fi công cộng.

- Các link URL bắt đầu bằng các https hoặc https không hẳn lúc nào cũng an toàn.

- Không nên tin tưởng bất kỳ địa chỉ email nào được gửi từ người lạ cho đến khi có thể xác định chính xác được danh tính của họ.

- Sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy được trang bị tính năng chống phần mềm độc hại như Kaspersky Internet Security.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Agribank Free chuyển tiền
Agribank 30 Năm
Email nội bộ
Huế kinh đô xua, trải nghiệm mới
Festival Huế 2010
Thăm dò ý kiến

Bạn có hài lòng với bộ phận hỗ trợ không

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay194
  • Tháng hiện tại11,534
  • Tổng lượt truy cập2,799,476
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây